Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về hai sàn, giá cà phê tiếp tục tăng

Lo ngại nguồn cung bị chậm lại trong ngắn hạn và các lệnh mua kỹ thuật góp phần thúc đẩy giá cà phê tăng. Trong nước, giá cà phê hôm nay (22/2) đồng loạt tăng 300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 22/2: Tăng 300 đồng/kg, vượt mốc 46.000 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ tư.  Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 18 USD, lên 2.111 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 16 USD, lên 2.133 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

T ơng tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 4,10 cent, lên 189,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 3,90 cent, lên 188,15 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về hai sàn, giá cà phê tiếp tục tăng - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/02/2023 lúc 13:06:01 (delay 10 phút)

Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về hai sàn, giá cà phê tiếp tục tăng - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/02/2023 lúc 13:06:01 (delay 10 phút)

Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về hai sàn, giá cà phê tiếp tục tăng - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 300 – 400 đồng, lên dao động trong khung 45.300 – 46.300 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 300 – 400 đồng, lên dao động trong khung 45.300 – 46.300 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất là 45.300 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng. Ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông hiện thu mua cà phê với cùng mức giá là 46.300 đồng/kg.

Theo các nhà quan sát, giá cà phê Robusta London tiếp nối đà tăng mạnh khi thị trường xuất hiện các lực mua kỹ thuật ngay trước ngày thông báo đầu tiên (FND) 22/02. Trong khi đó, kỳ lễ hội Carnival năm nay và lũ lụt kinh hoàng trên diện rộng ở vùng Trung Tây Brazil cũng góp phần làm nguồn cung chậm lại, khiến đầu cơ New York phải mua lại hợp đồng trên sàn để tiến hành giao hàng đã kích giá cà phê Arabica tăng mạnh, vượt khỏi mọi suy đoán của các nhà giao dịch.

Lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn sụt giảm đã khiến thị trường trái phiếu toàn cầu thua lỗ đã kéo theo các sàn chứng khoán và các sàn hàng hóa phái sinh như vàng, dầu thô, dường như các sàn cà phê đang được hưởng lợi do dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về. Lo ngại rủi ro tăng cao do suy đoán các ngân hàng trung ương sẽ mạnh hơn nữa khi có dấu hiệu cho thấy lạm phát vẫn gia tăng.

Tính đến thứ ba ngày 21/02, tồn kho cà phê Robusta của ICE – London tiếp tục tăng thêm 3.490 tấn, tức tăng 5,81% so với một tuần trước đó, lên ở mức 63.540 tấn (tương đương 1.059.000 bao, bao 60 kg).

Thực tế, giá Arabica tiếp tục tăng sau ngày nghỉ lễ do thiên tai và lễ hội Carnival kéo dài đến chiều ngày 22/2 tại Brazil đang làm chậm các đợt giao hàng từ nước này.

Theo Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), tính đến ngày 20/2/2023 quốc gia này đã xuất khẩu 1,3 triệu bao Arabica, giảm mạnh 30,48% so với mức 1,87 triệu bao của cùng kỳ tháng trước, làm gia tăng lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

StoneX dự báo sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2023/24 sẽ đạt 62,3 triệu bao (loại 60kg), tăng 4,3% so với mức 59,8 triệu bao của vụ trước. Trong đó, Arabica đạt 40,7 triệu bao (tăng 6,4%) và Robusta đạt 21,6 triệu bao (tăng 0,6%).

Tại một số địa phương ở Việt Nam, tình trạng mưa phùn, lạnh kéo dài, nhưng lượng mưa không đủ, kèm theo không khí lạnh khiến hoa cà phê bung không đủ độ, có nguy cơ thối và không đậu trái, thậm chí nhiều vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 142.544 tấn, trị giá 310,4 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và 38,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn so với tháng 2/2022, tháng có cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm nay tăng 2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá.

 

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm chiếm 43,6% tổng khối lượng xuất khẩu với 62.132 tấn, trị giá 135 triệu USD.

Trong đó, những thị trường tiêu thụ cà phê chính của Việt Nam tại EU gồm Đức (21.487 tấn), Italy (17.274 tấn), Bỉ (9.282 tấn), Tây Ban Nha (5.984 tấn)…

Ngoài EU, các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu khác có thể kể đến như Mỹ đạt 10.901 tấn, Nga 10.087 tấn…

Điểm đặc biệt là khối lượng xuất khẩu sang một số nước trồng cà phê khác tăng rất mạnh trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái như Indonesia tăng gấp 4,5 lần (đạt 3.245 tấn), Mexico tăng 4 lần (đạt 2.797 tấn), Ấn Độ tăng 62,3% (đạt 2.507 tấn).

Năm 2022 được đánh giá là năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê. Hai quý cuối năm ngoái, khi nhu cầu cao và tỷ giá có lợi, các doanh nghiệp đã tích cực thu gom cà phê từ nông dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. Điều này khiến tồn kho thực tế đã giảm mạnh từ cuối năm 2022 và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm 2023.

Những ngày đầu tháng 2/2023, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới tăng, sau các báo cáo cung – cầu. Theo khảo sát của Reuters, nguồn cung cà phê toàn cầu sẽ thiếu hụt 4,15 triệu bao trong niên vụ 2022/2023.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu 3 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2022/2023 đã giảm 2,8% xuống 30,27 triệu bao so với 31,14 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2021/2022.

Các quỹ và đầu cơ quay lại thị trường mua sau báo cáo chỉ số kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan, bất chấp lãi suất tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng.

Xu hướng tăng giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, song tốc độ tăng sẽ chậm lại.

Trên sàn giao dịch London, ngày 9/02/2023, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3/2023, tháng 5/2023, tháng 7/2023 và tháng 9/2023 tăng lần lượt 0,5%, 2,0%, 2,8% và 3,2% so với ngày 28/01/2023, lên mức 2.063 USD/tấn; 2.057 USD/tấn; 2.038 USD/tấn và 2.010 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 9/02/2023, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2023, tháng 5/2023, tháng 7/2023 và tháng 9/2023 tăng lần lượt 3,4%, 3,3%, 3,7% và 4,0% so với ngày 28/01/2023, lên mức 175,6 Uscent/lb, 175,65 Uscent/lb, 175,7 Uscent/ lb và 174,7 Uscent/lb.

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 9/02/2023, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 3/2023, tháng 5/2023, tháng 7/2023 và tháng 9/2023 tăng lần lượt 2,5%, 0,4%, 4,0% và 4,5% so với ngày 28/01/2023, lên mức 235,55 Uscent/lb; 219,4 Uscent/lb; 217,05 Uscent/lb và 215,15 Uscent/lb.

Những ngày giữa tháng 2/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng so với cuối tháng 1/2023. Ngày 9/02/2023, giá cà phê Robusta tăng từ 700 – 800 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/01/2023. Tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, giá cà phê Robusta cùng tăng 800 đồng/kg, lên mức 43.500 đồng/kg; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, giá cà phê Robusta cũng tăng lên mức 43.500 – 43.600 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 142,54 nghìn tấn, trị giá 310,44 triệu USD, giảm 27,7% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng 12/2022, so với tháng 1/2022 giảm 12,7% về lượng và giảm 16,2% về trị giá.

Diễn biến giá: Tháng 1/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.178 USD/tấn, tăng 1,0% so với tháng 12/2022, nhưng giảm 4,0% so với tháng 1/2022. Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việ Nam sang Bỉ tăng mạnh 31,2% so với tháng 12/2022 và tăng 33,2% so với tháng 1/2022, lên mức 2.576 USD/tấn.

Tháng 1/2023 so với tháng 12/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường truyền thống giảm, nhưng xuất khẩu sang Ý, Indonesia tăng rất mạnh. So với tháng 1/2022, xuất khẩu cà phê của nước ta sang hầu hết các thị trường giảm, nhưng xuất khẩu sang Ý, Hoa Kỳ, Hà Lan, Indonesia tăng mạnh. (nguồn:https://etime.danviet.vn/)