Giá cà phê bất ngờ bật tăng mạnh, những dự báo “nóng” nhất

Giá cà phê hôm nay (9/9) tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng 500 đồng/kg (gần chạm ngưỡng 49.000 đồng) so với ghi nhận vào hôm qua. Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta đã tăng hơn 1,5% lên mức 2.269 USD/tấn hôm nay.

Giá cà phê hôm nay 9/9: Bật tăng 500 đồng/kg, gần chạm ngưỡng 49.000 đồng

Giá cà phê trong nước hôm nay bật tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.600 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 47.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng cũng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 48.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg  đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M’gar ở mức 48.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg đồng/kg, giá ở Pleiku là 48.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg đồng/kg, dao động ở mức 48.500 đồng/kg. Giá cà phê giao tại cảng TP.HCM tăng 500 đồng/kg đồng/kg, dao động ở ngưỡng 52.500 đồng/kg.

Trên thế giới, giá cà phê liên tục đảo chiều, trong khi chỉ số USDX liên tục dao động xung quanh mức cao 20 năm khiến nhà đầu tư hàng hóa nói chung phải vội vàng rời bỏ thị trường. Dù Robusta có phiên tăng giá mạnh, nhưng nhìn chung khi đồng USD tiếp tục tăng so với rổ tiền tệ và hàng hóa. Cà phê tạm thời không được dòng tiền đầu cơ ưu ái rót vào nên áp lực giảm giá trước mắt vẫn còn.

Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 9/9/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe – London, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng mạnh 38 USD (1,70%), giao dịch tại 2.276 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 32 USD (1,44%), giao dịch tại 2.255 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tiếp tục giảm 1,05 Cent (0,47%), giao dịch tại 222,20 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 0,65 Cent/lb (0,30%), giao dịch tại 216,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê bất ngờ bật tăng mạnh, những dự báo "nóng" nhất - Ảnh 1.

Giá cà phê thế giới trái chiều.

Giá cà phê bất ngờ bật tăng mạnh, những dự báo "nóng" nhất - Ảnh 2.

Giá cà phê trong nước hôm nay bật tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 47.900 đồng/kg.

Tại cuộc họp, Hội đồng điều hành ECB quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm cơ bản, trong khi thường chỉ tăng 0,25 điểm cơ bản và chưa từng tăng lãi suất ở mức này kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999.

Việc tăng mạnh lãi suất nhằm tăng chi phí đi vay của người dân, các Chính phủ và doanh nghiệp, điều mà về lý thuyết sẽ làm giảm tốc độ chi tiêu và đầu tư, và hạ nhiệt lạm phát thông qua việc làm giảm nhu cầu hàng hóa.

Việc ECB tăng lãi suất có thể làm nghiêm trọng thêm suy thoái ở kinh tế ở châu Âu vào cuối năm nay và đầu năm tới theo dự báo, do giá cả từ hàng tiêu dùng đến năng lượng tăng.

Trong một thông báo gửi đến khách hàng, ngân hàng đầu tư Rabobank đã điều chỉnh giảm nguồn cung cà phê toàn cầu bớt 1,92% trong niên vụ 2022/2023 xuống ở mức 169 triệu bao (1 bao là 60kg) và vẫn giữ nguyên nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức 170,30 triệu bao. Do đó, nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt 1,3 triệu bao, nếu được chứng minh bằng các dữ liệu thị trường, sẽ hỗ trợ cho giá cà phê kỳ hạn trong những tháng tới.

Hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3 tỷ USD

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến vụ mùa cà phê ở một số quốc gia sản xuất hàng đầu, khiến giá một tách cà phê buổi sáng ở các cửa hàng ngày càng đắt đỏ.

Theo một báo cáo trên The Wall Street Journal, nông dân trồng cà phê ở Brazil – quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê – đã phải hứng chịu thời tiết xấu vào năm ngoái khi cả hạn hán và sương giá khiến sản lượng Arabica sụt giảm đáng kể.

Các nhà phân tích đánh giá rằng, Brazil sẽ chỉ sản xuất được 35,7 triệu bao cà phê trong vòng 12 tháng kể từ tháng 7. Trong khi đó, vào hai năm trước, quốc gia này đã sản xuất kỷ lục 48,7 triệu bao cà phê.

Giá cà phê lần đầu tiên tăng vọt vào năm ngoái sau vài năm ổn định. Song, cũng giống như nhiều ngành khác, cà phê đã bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng và các vấn đề khác liên quan đến đại dịch.

Một số cửa hàng cà phê kể từ đó đã tăng giá bán. Tổ chức Cà phê Quốc tế nhận định, lượng tiêu thụ toàn cầu sẽ lại vượt sản lượng và giá sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, khi Mỹ đối phó với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ, giá trung bình của một pound cà phê là 6,11 USD vào tháng 7, trong khi một năm trước giá chỉ là 4,56 USD.

Giá cà phê bất ngờ bật tăng mạnh, những dự báo "nóng" nhất - Ảnh 3.

Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 8/2022 đạt 110.000 tấn, trị giá 257 triệu USD, giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái.

Giá xuất khẩu cà phê đã tăng đáng kể từ đầu năm tới nay. Do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê cả trong nước và thị trường thế giới đều tăng lên mức kỷ lục. Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.336 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 7/2022 và tăng 16,1% so với tháng 8/2021.

8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, nếu giá cà phê xuất khẩu giữ ở mức cao, dự kiến cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Vicofa cũng nhận định, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu. Đến tháng 11-12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao như nửa đầu năm, thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Ở góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, Phúc Sinh Group – doanh nghiệp lớn về xuất khẩu cà phê nhận định, ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 – 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Và giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 – 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.

Cùng với việc chú trong chất lượng, gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp “trợ lực” cho ngành hàng này. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã có 5 nước thuộc khối EU, chiếm 35,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, trong đó xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh ghi nhận tăng trưởng ba con số.

Ngoài yếu tố cung – cầu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng đóng góp không nhỏ giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.

“Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang EU vẫn tăng trưởng tốt. Bởi, cà phê là mặt hàng thiết yếu, thức uống không thể thiếu của các nước phương Tây. Mặt khác, lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA cũng mang lại động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này”, Vicofa đánh giá.

Cà phê là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Riêng với thị trường Anh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường này.

Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.

Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.

Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc để tăng kim ngạch cho toàn ngành. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong tháng 6/2022 đạt 54,43 triệu USD, tăng 1% so với tháng 5/2022 và tăng 8,7% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 252,82 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. (Nguồn: https://etime.danviet.vn)